Giải đáp hay: Muỗi có mấy chân và cấu tạo cơ thể ra sao?
Không chỉ là loài côn trùng phổ biến khắp nơi, mà muỗi còn được xem là nguyên nhân chính mang nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vậy muỗi có mấy chân và cấu tạo cơ thể chúng ra sao? Muỗi có thật sự nguy hiểm hay không? Cùng xem giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Muỗi được xếp trong danh sách những loài côn trùng phổ biến khắp nơi và là nguyên nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người. Muỗi có thật sự nguy hiểm cho sức khỏe con người hay không? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, động vật nguy hiểm nhất thế giới không phải là cá mập, hổ hay rắn mà chính là loài muỗi bé nhỏ.
Muỗi đốt gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người (Ảnh: Internet)
Thực tế, muỗi là sinh vật có thể giết chết rất nhiều người và mang đến nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết hay thậm chí là sốt vàng, viêm não… khiến con người đối mặt với nguy cơ tử vong. Theo ước tính của WHO, cứ 45 giây ở Châu Phi có 1 trẻ em bị tử vong do căn bệnh sốt rét. Bạn có biết muỗi có cấu tạo cơ thể như thế nào và muỗi có mấy chân? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Muỗi có mấy chân?
Thuộc nhóm sinh vật lớp côn trùng mang họ Culicidae, muỗi có đôi cánh vảy và một đôi cánh cứng. Mang thân mỏng và các chân dài, thức ăn của muỗi đực chính là nhựa cây và mật hoa còn muỗi cái thì hút máu người và động vật. Kích thích của các loài muỗi có đôi phần thay đổi và khác nhau, tuy nhiên chúng không lớn hơn vài mm. Loài côn trùng này có trọng lượng cơ thể khoảng 2 – 1,5mg, tuy nhiên chúng lại có thể bay với vận tốc 1,5 – 2,5km/h.
Muỗi có 6 chân và cấu tạo cơ thể 3 phần: đầu, ngực, bụng (Ảnh: Internet)
Thực chất muỗi đã có mặt và tồn tại trên trái đất khoảng 170 triệu năm trước đây, có hơn 2700 loài và gồm 35 giống muỗi. Người ta cho muỗi vào danh sách các loại côn trùng bởi ý nghĩa loài muỗi đông đúc và quá nhiều, chúng có thể nhung nhúc tương tự như các loài sâu bọ khác.
Để hiểu được muỗi có mấy chân người ta thường nghiên cứu về bộ xương của chúng. Loài côn trùng này thuộc ngành động vật không xương sống. Chúng có bộ xương ngoài được cấu tạo bằng kitin, cơ thể gồm có 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Muỗi có 3 cập chân (bao gồm 6 chân), có mắt kép và có râu. Chính vì vậy mà cấu tạo cơ thể chúng tương đồng với các loài côn trùng khác như: ong, bướm, ruồi…
Cấu tạo cơ thể muỗi như thế nào?
Muỗi có thể sinh sống ở hầu hết môi trường khác nhau, mặc dù chỉ có một số ít các loài muỗi sinh sống ở biển và đại dương. Chúng ta có thể hiểu rằng muỗi cũng giống như tất cả các côn trùng khác, vòng đời của muỗi được trải qua 4 giai đoạn. Chúng ta có thể thấy ở muỗi trưởng thành có những thành phần cơ bản như sau:
Muỗi có rất nhiều bộ cảm biến ở phần đầu và hạch tế bào thần kinh ở phần ngực (Ảnh: Internet)
Phần đầu: Ở phần đầu muỗi có chứa tất cả các bộ cảm biến như: cảm biến hóa học, cảm biến nhiệt, cảm biến hình ảnh và chúng có vòi để hút máu. Đầu muỗi bao gồm hai mắt kép, râu muỗi có tác dụng cảm nhận được hóa chất và phần miệng gọi là vòi để hút máu hoặc hút mật hoa đối với muỗi cái.
Phần ngực: Phần ngực muỗi bao hồm có hai cánh (2 cánh vảy và 2 cánh cứng), ở phần ngực muỗi có 6 chân đính kèm. Ngực muỗi chứa các cơ để thực hiện nâng trọng lượng cơ thể để bay. Ngoài ra ở ngực còn có tim và một số hạch tế bào thần kinh.
Phần bụng: Phần bụng muỗi chứa hệ tiêu hóa và các cơ quan bài tiết để thực hiện nuôi sống cơ thể. Muỗi có thể “ăn” lượng thức ăn lớn gấp 3 lần cơ thể chúng.
Vậy là chúng ta đã hiểu hơn về loài muỗi có mấy chân, muỗi có thật sự nguy hiểm hay không, đồng thời với cấu tạo cơ thể muỗi đã giúp bạn hiểu hơn về loài côn trùng này. Hi vọng với những thông tin này bạn sẽ biết cách tự bảo vệ bản thân trước sự tấn công của muỗi và những mầm bệnh chúng mang đến.
Comments